Đào tạo Viện_Vật_lý_kỹ_thuật

Viện Vật lý kỹ thuật đảm nhiệm một khối lượng lớn nhiệm vụ đào tạo, bao gồm giảng dạy Vật lý đại cương cho tất cả các hệ đào tạo trong toàn trường, giảng dạy các môn chuyên ngành Vật lý kỹ thuật, dạy một số môn cho các khoa khác trong trường, giảng dạy sau đại học. Trong năm học 2016-2017, Viện Vật lý kỹ thuật đã giảng dạy Vật lý đại cương cho gần 7.000 sinh viên chính quy của Trường, gần 3.000 sinh viên các hệ (cao đẳng, các chương trình hợp tác, tại chức), 120 sinh viên chuyên ngành Vật lý kỹ thuật, tham gia đào tạo và hướng dẫn hơn 30 học viên cao học, nghiên cứu sinh.

Chương trình học tập cũng có nhiều thay đổi, từ khóa sinh viên K52, Viện đã áp dụng chương trình giảng dạy theo học chế Tín chỉ theo kế hoạch chung của Nhà trường. Song song với nhiệm vụ thiết kế chương trình theo học chế tín chỉ, Viện cũng tham gia biên soạn chương trình và giảng dạy cho sinh viên các lớp Kỹ sư tài năng ngành Vật lý kỹ thuật (chuyên ngành Vật liệu điện tử và công nghệ nano), chương trình Tiên tiến về Khoa học Vật liệu, chương trình cho Kỹ sư Chất lượng cao.

Từ năm học 2009-2010, mô hình đào tạo Thạc sĩ - chương trình đào tạo theo Tín chỉ 1 năm - cũng sẽ được áp dụng tại Viện Vật lý kỹ thuật. Học viên có thể lựa chọn theo định hướng ứng dụng (Master of Engineering - ME) hoặc định hướng nghiên cứu (Master of Science - MSc). Bên cạnh đó, số lượng các nghiên cứu sinh thực hiện luận án tại Viện vật lý kỹ thuật hoặc do các giáo viên của Viện hướng dẫn ngày càng tăng, đánh dấu một bước phát triển về đào tạo và nghiên cứu.

Đào tạo Đại học

Mô hình chung

Mô hình đào tạo được thực hiện từ năm học 2017-2018 (Khóa 62)

Sinh viên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội có nhiều lựa chọn về ngành học và hướng phát triển nghề nghiệp theo nguyện vọng và năng lực cá nhân. Mô hình đào tạo của Trường được đổi mới theo hướng tích hợp, linh hoạt và hội nhập quốc tế, hỗ trợ tốt nhất cho người học phát triển sự nghiệp của mình.

Sinh viên theo học chương trình Cử nhân có thể tốt nghiệp đại học trong thời gian 4 năm, bao gồm Cử nhân kỹ thuật, Cử nhân khoa học (ngành Hóa học), Cử nhân nhóm ngành Kinh tế-Quản lý và Cử nhân ngành Ngôn ngữ Anh.

Tuy nhiên, hầu hết sinh viên của Trường đều lựa chọn Chương trình tích hợp Cử nhân-Thạc sĩ (5,5 năm) hoặc Cử nhân-Kỹ sư (5 năm) với mong muốn có được các kiến thức chuyên môn sâu, năng lực chuyên môn vững chắc để trở thành các kỹ sư, chuyên gia kỹ thuật, nhà quản lý, doanh nhân, giảng viên đại học, nhà nghiên cứu, vv.

Chương trình đào tạo

Đặc điểm chung là các chương trình đào tạo được xây dựng theo chuẩn quốc tế, định hướng ngành rộng, cung cấp các kiến thức nền tảng và cốt lõi, chú trọng các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo và khả năng thích ứng của người học trong môi trường quốc tế. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đào tạo đại học theo các chương trình đào tạo Cử nhân có cùng thời gian thiết kế 4 năm, bao gồm Cử nhân kỹ thuật (CNKT), Cử nhân công nghệ (CNCN), Cử nhân khoa học (CNKH).

Chương trình đào tạo Cử nhân kỹ thuật có mục tiêu và nội dung được xây dựng theo hướng kiến thức nền tảng cơ bản, kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để có thể thích ứng tốt với lĩnh vực rộng của ngành học, chú trọng đến năng lực thiết kế và phát triển hệ thống, sản phẩm, giải pháp kỹ thuật. Cử nhân kỹ thuật có thể học chuyển tiếp để nhận bằng Kỹ sư hoặc Thạc sĩ.Chương trình đào tạo Cử nhân công nghệ (tên ngành bắt đầu bằng cụm từ Công nghệ) cung cấp cho người học kiến thức cơ sở chuyên môn rộng, chú trọng đến năng lực và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, ứng dụng các giải pháp công nghệ, triển khai vận hành hệ thống và quá trình, quy trình công nghệ. Bằng Cử nhân công nghệ và bằng Cử nhân kỹ thuật có giá trị như nhau, tuy nhiên Cử nhân công nghệ cần nhiều thời gian hơn khi học chuyển tiếp để nhận bằng Kỹ sư/Thạc sĩ.

Chương trình học chuyển tiếp từ trình độ Cử nhân kỹ thuật/Cử nhân công nghệ để cấp bằng Kỹ sư được thiết kế nhằm cung cấp cho người học kiến thức chuyên môn sâu theo lĩnh vực ứng dụng của ngành học, chú trọng đến năng lực tính toán thiết kế và phát triển các giải pháp kỹ thuật trong một lĩnh vực ứng dụng của ngành học.

Các chương trình tiên tiến được giảng dạy bằng tiếng Anh với các ngành: Kỹ thuật Cơ điện tử; Kỹ thuật Ô tô; Khoa học và Kỹ thuật vật liệu; Công nghệ thông tin (ICT); Kỹ thuật Điều khiển, tự động hóa và hệ thống điện; Kỹ thuật Điện tử-Viễn thông và Kỹ thuật y sinh.

Đào tạo Chất lượng cao và chương trình tiên tiến

Viện Vật lý kỹ thuật đảm nhiệm:

- Giảng dạy Vật lý đại cương cho sinh viên thuộc chương trình Kỹ sư chất lượng cao, Kỹ sư Tài năng, Kỹ sư thuộc chương trình tiên tiến

- Đào tạo Kỹ sư Tài năng ngành Vật lý Kỹ thuật (Công nghệ nanovi điện tử).

- Đào tạo Kỹ sư thuộc Chương trình tiên tiến chuyên ngành Khoa học Vật liệu, Vật liệu Điện tử và Công nghệ nano

Bên cạnh việc giảng dạy cho sinh viên đại học, Viện còn tham gia giảng dạy đào tạo chương trình tiên tiến Khoa học và công nghệ vật liệu, chuyên ngành Vật liệu điện tử và Công nghệ nano. Các học phần mà Viện Vật lý kỹ thuật đảm nhiệm cho chương trình này là: Vật lý đại cương, Vật lý nguyên tử và thuyết lượng tử, Vật liệu điện tử và các các quá trình chế tạo, Thí nghiệm vật liệu  điện tử, Các tính chất điện tử của vật liệu, Linh kiện điện tử bán dẫn.... Ngoài giảng dạy, Viện còn tham gia hướng dẫn Đồ án tốt nghiệp cho sinh viên thuộc chương trình này.

Đào tạo Sau đại học

Viện Vật lý kỹ thuật đào tạo các chuyên ngành cao học và hướng nghiên cứu cho nghiên cứu sinh gồm